GỌI NGAY0932 604 409
Giỏ hàng 0
Tư Trị Thông Giám Tập 4
-10%
  • Tư Trị Thông Giám Tập 4

Tư Trị Thông Giám Tập 4

Còn hàng
257.400đ286.000đ

Khuyến mãi & ưu đãi tại muasachhay.vn

  • Miễn phí giao hàng cho đơn từ 199k ở HCM và 400k ở các tỉnh
  • Tư vấn chọn lựa sách theo nhu cầu của quý đọc giả qua điện thoại/zalo
  • Giao sách nhanh trong vòng 24H
  • Số lượng:
Mời mua sách
Đặt sách nhanh vui lòng gọi: 0932.604.409(Zalo)
Thời gian phục vụ: 24/7
Giao sách nhanh trong vòng 24H

Tri Thức Trẻ

Phát hành

  • Tác giả: Tư Mã Quang
  • Dịch giả: Nhóm Cổ Thư Lâu
  • Ngày xuất bản: 06-2019
  • Nhà xuất bản: NXB Văn Học
  • Nhà phát hành: Tri Thức Trẻ
  • Kích thước: 16 x 24 cm
  • Hình thức bìa: Bìa Cứng
  • Số trang: 624

Thông tin sản phẩm

Giới thiệu sách Tư Trị Thông Giám Tập 4

Trong tập trước, Tư trị thông giám ghi chép lại 129 năm trị vì của tám vị Hoàng đế nhà Hán, từ Hán Ai đế đến Hán An đế, bắt đầu từ năm 05 TCN cho đến năm 124 CN. Quãng thời gian đó chứng kiến nhiều bước thăng trầm của vương triều Hán, từ sự đi xuống của nhà Tây Hán thời Ai đế, Bình đế đến giai đoạn Vương Mãng soán ngôi lập nhà Tân; từ việc Hán Quang Vũ đế mở ra thời kỳ Đông Hán đến giai đoạn ngoại thích chuyên quyền, hoạn quan lũng đoạn triều chính thời Hòa đế, Thương đế, An đế.
Nhà Hán nhờ Hán Quang Vũ đế Lưu Tú mà kéo dài thêm hai trăm năm, nhưng công cuộc Quang Vũ trung hưng không giải quyết được hết những vấn đề tồn tại từ cuối thời Tây Hán,trong kết cấu xã hội. Vấn nạn lớn nhất là việc giới tông thất, hào tộc thôn tính ruộng đất của nông dân vẫn còn đó. Việc thực thi chiếu lệnh kiểm hạch số hộ khẩu và số ruộng đất trên toàn quốc ở năm Kiến Vũ thứ mười lăm (năm 39 CN) về cơ bản là thất bại.
Về chuyện này, Tư trị thông giám chép rằng: "Thứ sử, Thái thú đa phần làm việc xảo trá, cẩu thả lấy danh nghĩa đo ruộng đất, tụ dân trong ruộng, đo gộp luôn cả phòng ốc, chòm xóm, làng mạc, dân co kéo gào khóc trên đường; có kẻ ưu đãi cường hào, xâm hại ngược đã người yếu nhược". Có thể thấy, sức mạnh ghê gớm của giới huân quý đã thao túng hành động của tầng lớp quan lại địa phương, khiến họ làm ngơ cho tập đoàn cường hào địa chủ mà tập trung vào đàn áp dân đen. Quang Vũ đế, ngay cả khi phát hiện ra "chỉ thị ngầm" của giới quan lại "Dĩnh Xuyên và Hoằng Nông có thể hỏi, Hà Nam và Nam Dương không được hỏi đến" cũng đành nhắm mắt bỏ qua không xử phạt ai, vì ông ta chính nhờ sự hỗ trợ của thế lực hào tộc Nam Dương, Hà Nam này mà giành được thiên hạ. Như vậy, "lợi ích nhóm" và những vấn đề chiếm hữu tư liệu sản xuất đã luôn là điểm cốt lõi ảnh hưởng đến sự an nguy của mọi hình thức tổ chức nhà nước, kể từ xa xưa cho đến hiện tại.
Quyết định nhượng bộ giới quyền quý của Hán Quang Vũ đế đã gián tiếp thúc đẩy nông dân nghèo mất đất nổi dậy phản kháng ở nhiều nơi. Triều đình phải dùng biện pháp trấn áp kết hợp với vỗ về, bố trí ruộng đất ở những vùng chưa khai khẩn để bọn họ yên nghiệp mưu sinh. Hán Minh đế và Hán Chương đế cũng kế thừa phương thức này khi nhiều lần chiêu mộ nông dân mất đất, di chuyển họ đến khai hoang các vùng đất mới, lại hỗ trợ hạt giống và nông cụ. Mâu thuẫn trong phân phối tư liệu sản xuất, một trong những vấn đề mang tính chất cốt lõi nhất của xã hội đương thời, đã được "tạm xếp lại" nhờ phương thức xử lý mang tính hòa hoãn, nhưng những mầm mống họa hại của nó thì vẫn còn nguyên và sẽ bùng nổ trở lại vào cuối thời
Đông Hán, khi mà dân số thì ngày một đông lên và số đất đai bị cường hào quý tộc chiếm đoạt đã đến mức giới hạn.
Tư trị thông giám tập bốn trong tay bạn đọc gồm 18 quyển, ghi lại giai đoạn gần một trăm năm cuối vương triều Đông Hán với xu hướng ngày càng suy tàn, mà việc phân tích những căn nguyên của xu hướng ấy và lý do ra đời cục diện Tam quốc phân tranh sẽ để lại cho chúng ta nhiều bài học đắt giá.

Thông tin tác giả Tư Mã Quang

Tư Mã Quang

Tư Mã Quang (1019 - 1086), tự Quân Thực, lấy hiệu là Vu Phu, sau khi lớn tuổi xưng là Vu Tẩu, người đời gọi ông là Tốc Thủy tiên sinh. 

Tư Mã Quang truyện trong Tống sử kể rằng: “Khi Quang lên bảy, nghe người khác giảng sách Tả thi Xuân Thu, lắng nghe đê mê, khi quay về, giảng giải lại cho người nhà , truyền thuật được hết các chỗ cốt yếu. Từ đấy về sau, tay không rời sách, đến mức quên cả đói khát, nóng lạnh.”

Năm Bảo Nguyên nguyên niên đời Tống Nhân Tông (1038), Tư Mã Quang mới 20 tuổi, thi đỗ tiến sĩ hạng Giáp khoa (hạng nhất), được bổ nhiệm làm Phụng lễ lang, bắt đầu tham gia chính sự. Trong thời gian tham gia chính sự, Tư Mã Quang thường luận bàn chính sách quốc gia, dần dần trở thành nhân vật quan trọng trên chính trường. Ông từng dâng sớ bàn về ba điều trọng yếu của việc tu thân là: Nhân, Minh, Vũ; ba điều trọng yếu trong việc trị quốc là: Quan Nhân, Tín thực, Tất phạt. Những luận bàn ấy được đánh giá là khá thấu đáo. Chủ trương của Tư Mã Quang mang nặng tư tưởng Khổng, Mạnh, là thủ lĩnh nhóm bảo thủ. 

Tư Mã Quang là một tấm gương sang về lối sống, được dân chúng đương thời kính ngưỡng. Khi Tư Mã Quang qua đời, Tống Triết tông ra lệnh cho thần dân dừng hết mọi công việc, đề tang ba ngày. Tương truyền dân chúng tại kinh sư nghe tin Tư Mã Quang chết, thương khóc thống thiết như khóc người thân, đám tang của ông có hơn vạn người đến dự. 

 

Thông tin dịch giả

Nhóm Cổ Thư Lâu

Nhóm Cổ Thư Lâu bao gồm những thành viên: Bùi Thông, Phạm Thành Long, Nguyễn Đức Vịnh, Võ Hoàng Giang, Lê Hải An, Cao Thế Khải, Nguyễn Đỗ Thuyên, Trần Minh Tiến.

Mùa hè năm 2016, bộ sử Tam Quốc Chí (Trần Thọ) lần đầu được giới thiệu đầy đủ, hệ thống tại Việt Nam. Điều gây ngỡ ngàng ở chỗ bộ sách đồ sộ này được ra đời từ những người bạn quen nhau qua mạng, gắn kết bởi có chung sự quan tâm tới cổ sử, quyết tâm làm bộ sách vì tình yêu với lịch sử.

Cuối tháng 11 năm 2017, nhóm dịch tiếp tục mang tới bất ngờ mới: họ chuyển ngữ và cho ra mắt tập một bộ Tư trị thông giám (Tư Mã Quang chủ biên). Đây là bộ sử đồ sộ, trong nguyên tác có tới 294 cuốn và ba triệu chữ Hán cổ. 

Về lí do thực hiện bộ sách, dịch giả Bùi Thông – thành viên trụ cột của nhóm chia sẻ: “…Như một guồng máy đang chạy, chững lại một thời gian bỗng thấy hụt hẫng. Lại cũng vì ham thích nghiên cứu cổ sử, nhóm muốn dịch một bộ sách nữa, liên quan ít nhiều với sử Việt, để gọi là có ích với cộng đồng.

Tư trị thông giám được chọn sau một thời gian bàn bạc và cân nhắc. Đây là bộ sử bao hàm những giá trị rộng lớn, cho ta hiểu thêm về tư duy và phương cách trị quốc truyền thống của giới lãnh đạo Trung Quốc, đáng để người Việt xem, ngẫm, ghi nhớ. Song, cũng phải nói đây là một sự liều lĩnh, bởi lẽ đây là một bộ sử đồ sộ bậc nhất của Trung Quốc. Nhưng chúng tôi vẫn tâm niệm rằng núi dẫu cao, bước kiên trì vẫn có thể lên tới đỉnh.”
Nói về việc phân chia công việc, dịch giả Bùi Thông cũng chia sẻ: Vì bộ sách dài, nhóm phân chia mỗi người dịch một số kỷ nhất định. Một số người phụ trách sưu tầm sử liệu, nguồn dịch, các tài liệu đối chứng rải rác trong “Nhị thập tứ sử” so sánh với tư liệu gốc, tránh sai sót.

Sau khi dịch xong vài cuốn nhỏ, sẽ chuyển sang cho một người hiệu đính, loại bỏ câu tối nghĩa, hoặc dịch chưa tròn ý, bổ sung chú thích cần thiết còn thiếu.

Hiệu đính xong, một số người khác sẽ tập trung rà soát từng câu, đảm bảo ngữ nghĩa thông suốt, thoát ý, câu văn không bị vấp váp, sửa lỗi chính tả. Cứ thế dần dần hoàn thành từng tập.

Ông Phạm Thành Long, một thành viên khác trong nhóm chia sẻ thêm: “Có thể nói là nhờ sự xuất hiện của Tam Quốc chí, nhóm dịch ban đầu chỉ gồm ba người đã kết nối được với nhiều bạn bè mới cũ cùng sở thích để hình thành nhóm Cổ Thư Lâu. Mỗi người phụ trách một công đoạn.” 

Nói về việc bộ sách này, nhóm Cổ Thư Lâu từng có lần lên tiếng: Bắt tay vào việc chuyển ngữ pho sử đồ sộ này, nói là một thu chơi, hoặc một việc làm “không tự lượng sức”, đối với nhóm dịch và biên soạn, thế nào cũng đúng.

Sản phẩm đã thêm vào giỏ
Tư Trị Thông Giám Tập 4
HƠN 21.000 TỰA SÁCH HAYTuyển chọn bởi sachtinhtuyen.com
MIỄN PHÍ GIAO HÀNGTừ 200k ở HCM và 300k ở tỉnh khác
QUÀ TẶNG MIỄN PHÍTặng bookmark, bao sách miên phí
ĐỔI TRẢ NHANH CHÓNGHàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng
zalo-img.png