GỌI NGAY0932 604 409
Giỏ hàng 0
Trở Thành Phiên Bản Đỉnh Cao Của Bạn
-20%
  • Trở Thành Phiên Bản Đỉnh Cao Của Bạn

Trở Thành Phiên Bản Đỉnh Cao Của Bạn

Còn hàng
63.200đ79.000đ

Khuyến mãi & ưu đãi tại muasachhay.vn

  • Miễn phí giao hàng cho đơn từ 199k ở HCM và 400k ở các tỉnh
  • Tư vấn chọn lựa sách theo nhu cầu của quý đọc giả qua điện thoại/zalo
  • Giao sách nhanh trong vòng 24H
  • Số lượng:
Mời mua sách
Đặt sách nhanh vui lòng gọi: 0932.604.409(Zalo)
Thời gian phục vụ: 24/7
Giao sách nhanh trong vòng 24H

Thái Hà Books

Phát hành

  • Tác giả: Andy Anderson
  • Dịch giả: Hà Minh Tú;
  • Ngày xuất bản: 04-2021
  • Nhà xuất bản: NXB Công Thương
  • Nhà phát hành: Thái Hà Books
  • Kích thước: 13 x 20.5 cm
  • Hình thức bìa: Bìa mềm
  • Số trang: 212

Thông tin sản phẩm

Giới thiệu sách Trở Thành Phiên Bản Đỉnh Cao Của Bạn

Andy Anderson là một huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp. Vì phải trải qua một tuổi thơ đầy bất hạnh, anh từng rơi vào tình trạng nghi ngờ bản thân và nghiện rượu. Đến năm 18 tuổi, anh quyết tâm thay đổi, bắt đầu tập thể hình, rồi trở thành huấn luyện viên. Song anh nhận ra rằng hơn cả việc rèn luyện thể chất, thay đổi tư duy mới giúp chúng ta đạt tới đỉnh cao. Vì vậy, anh thành lập trung tâm Ultimate You chuyên tư vấn cho khách hàng về thể hình, dinh dưỡng và nghệ thuật huấn luyện. Trung tâm đã phát triển lớn mạnh và đạt giá trị hơn 1 triệu đô-la. Trong cuốn sách này, Andy Anderson sẽ hướng dẫn độc giả cách thay đổi tư duy để biến đổi cuộc đời và đạt được mục tiêu của bản thân.

Andy Anderson sáng lập ra những yếu tố “thay đổi” CHANGE, và Ma trận động lực để thiết lập mục tiêu và quy trình tư duy ba giai đoạn, độc giả sẽ được trang bị để thực hiện những thay đổi tức thì và lâu dài trong cuộc sống của họ.

(C)HALLENGING: Thử thách, nhưng khả thi

(H)EARTFELT: Chân thành

(A)CTIONABLE WITH A DEADLINE: Hành động được ngay, kèm thời hạn

(N)ONNEGOTIABLE: Bất khả nhân nhượng

(G)REATER GOOD: Hướng đến lợi ích chung

(E)XACT: Chính xác

Theo Andy, đây là những phẩm chất thiết yếu của bất kỳ mục tiêu nào chúng ta đặt ra cho mình và ma trận tạo động lực đột phá nắm giữ chìa khóa để kích hoạt chúng. Cho dù bạn đang mắc kẹt trong một sự nghiệp không như ý, tuyệt vọng thoát khỏi một mối quan hệ không lành mạnh, quyết tâm phá vỡ chu kỳ bất hạnh của mình hay mong muốn thực hiện các bước cần thiết để lấy lại sức khỏe, thì mô hình thay đổi ba bước đơn giản của Andy bạn là một ngọn lửa đưa bạn về phía trước.

Mục lục:

Lời tựa

Lời giới thiệu

PHẦN 1: TÌM RA SỨ MỆNH CỦA BẠN

  1. Giá trị tạo ra sức mạnh
  2. Kiến tạo tầm nhìn
  3. Đặt ra những mục tiêu đúng

PHẦN 2: THAY ĐỔI TƯ DUY CỦA BẠN

  1. Ngừng nghi ngờ khả năng của mình
  2. Sức mạnh của sự lạc quan bất biến
  3. Cách tái thiết lập tâm trí
  4. Những đặc điểm thành công phải có

PHẦN 3: HÀNH ĐỘNG

  1. Ma trận động lực
  2. Xây dựng thói quen tốt
  3. Tạo ra môi trường thành công
  4. Kế hoạch hành động

Đọc thêm

Trích đoạn sách:

GIÁ TRỊ TẠO RA SỨC MẠNH

Đừng cố gắng để thành công, mà hãy trở thành người có giá trị.” – Albert Einstein

Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ bước chân đầu tiên. Để phác thảo ra tầm nhìn và các mục tiêu cũng như trở thành phiên bản đỉnh cao, trước tiên, bạn phải xem xét những giá trị cốt lõi của bản thân – bạn là ai và mong muốn điều gì.

Khi xem lại tuyên ngôn sứ mệnh của công ty mình trước lúc mở cơ sở mới nhất, tôi đã phát hiện ra rằng tầm nhìn tôi đặt ra cho doanh nghiệp của mình kết nối rất chặt chẽ với những giá trị riêng của tôi – khỏe mạnh và cân đối, đam mê, đóng góp, thành công, học hỏi và tiến bộ. Là những nhà khởi nghiệp, chúng ta dành rất nhiều thời gian cho việc tìm hiểu tuyên bố sứ mệnh, nhưng lại hiếm khi nghĩ về việc chúng ta là ai và thực sự mong muốn điều gì cho bản thân.

Các giá trị sẽ cung cấp cho bạn định hướng, ý nghĩa và mục đích trong cuộc đời. Đó là những ưu tiên cao nhất của chúng ta – những thứ không chỉ quan trọng mà còn có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta sống, làm việc và vui chơi. Giá trị là những thứ khiến chúng ta chú ý đến và đam mê. Đó là tiêu chuẩn để chúng ta đánh giá cuộc đời mình, là kim chỉ nam giúp chúng ta không lạc lối. Dựa trên kinh nghiệm của mình, tôi thấy rằng nếu những hành động của bạn tương thích với các giá trị riêng của bản thân thì cuộc đời bạn sẽ rất tuyệt vời – bạn cảm thấy mãn nguyện và hài lòng.

Ngược lại, khi bạn bắt đầu làm những việc không tương thích với các giá trị của mình, hoặc trái với những điều mà bạn thấy là quan trọng trong cuộc đời, đó cũng là lúc mọi chuyện bắt đầu xấu đi. Bạn sẽ cảm thấy buồn bã, bức bối ở sâu bên trong, và những cảm xúc tiêu cực này sẽ bắt đầu tác động lên mọi mặt đời sống của bạn. Điều tồi tệ hơn là có thể bạn không hề nhận ra tại sao mình lại cảm thấy như thế! Nếu không hiểu rõ giá trị của mình là gì thì bạn sẽ không biết tại sao mình phải chiến đấu.

Rất có thể lý do bạn phải trải qua những thời điểm khó khăn trong cuộc đời là bởi cách sống của bạn không tương thích với các giá trị cốt lõi. Kết quả, bạn gặp nhiều trở ngại và cảm thấy cuộc đời không đi theo kế hoạch.

Thật buồn là chúng ta không được dạy về giá trị tại trường học hay công sở. Không quá khi nói rằng chúng ta gần như được nuôi dạy để trở thành những con rô-bốt – thực thi các mệnh lệnh hoặc làm theo quy trình vận hành tiêu chuẩn nào đó, hay kế hoạch của người khác (bố mẹ, thầy cô, cấp trên…). Và nếu dám đặt ra bất kỳ câu hỏi nào, hoặc làm gì đó khác đi, bạn có thể bị đẩy ra ngoài và phải chịu sự khinh miệt. Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều người phải chôn chân trong những công việc họ chán ghét hoặc các mối quan hệ không đem lại đam mê.

Do không tìm ra được những giá trị của bản thân – không biết mình muốn gì hay chiến đấu vì điều gì, họ đành đi theo một hành trình do người khác đặt ra.

Xin đừng hiểu lầm ý tôi: Chúng ta hoàn toàn có thể có chung các giá trị với bố mẹ hoặc những người khác, nhưng nếu bạn cảm thấy mình đang “mắc kẹt” trong một khía cạnh nào đó của cuộc đời thì hãy tự hỏi bản thân rằng: Mình đang sống theo những giá trị cao nhất của mình hay của người khác? Câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy.

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ GIÁ TRỊ

Giá trị phát triển theo thời gian. Chúng ta có thể mất hàng tháng, thậm chí hàng năm, mới phát hiện ra những điều quan trọng với mình. Giá trị sinh ra từ kinh nghiệm và suy nghĩ.

  • Giá trị của mỗi người có thể khác nhau. Người này có thể có giá trị cốt lõi là ỔN ĐỊNH, trong khi người khác có thể coi trọng TỰ DO hơn bất kỳ thứ gì. Bởi mỗi người là một cá thể độc nhất nên không có công thức xác định giá trị cho tất cả mọi người.
  • Giá trị thay đổi khi chúng ta trải qua các giai đoạn khác nhau của cuộc đời. Đây là lý do lớn nhất cho việc chúng ta nên liên tục xem xét lại các giá trị của mình, để không cảm thấy mất cân bằng trong bất cứ thời điểm nào của cuộc đời. Chẳng hạn, thời đại học, có thể bạn coi trọng kiến thức chuyên môn hơn bất kỳ điều gì khác. Sau khi tốt nghiệp, các giá trị của bạn sẽ là đạt được sự an toàn về tài chính và thành công trong sự nghiệp. Trên đường đời, khi bạn quyết định bắt đầu một mối quan hệ, các giá trị của bạn có thể thay đổi thêm lần nữa, chuyển sang tập trung vào tình yêu và đem đến cảm giác an toàn cho người thương. Rồi khi bắt đầu lập gia đình, bạn sẽ coi trọng việc tạo dựng một tương lai bảo đảm cho con cái. Khi nghỉ hưu, ưu tiên cao nhất của bạn có thể là đi du lịch vòng quanh thế giới và tận hưởng những chuyến phiêu lưu mới lạ.
  • Những sự kiện không lường trước xảy ra trong cuộc đời có thể ảnh hưởng đến các giá trị của chúng ta. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng những sự kiện không lường trước có thể gây tác động lớn đến các giá trị. Chẳng hạn, một vụ tai nạn ô tô có thể thay đổi cách nghĩ của bạn về sự an toàn tài chính cũng như cuộc đời mình. Tương tự, nếu phải trải qua nỗi đau khi mất đi người thân, bạn cũng sẽ phải nghĩ lại về các giá trị và ưu tiên của mình, điều chỉnh các quyết định cũng như hành động.
  • Không bao giờ là quá muộn để bạn xác định các giá trị của mình. Nếu bạn chưa từng nghĩ về việc kết nối với các giá trị của bản thân thì cũng không sao cả. Hầu hết mọi người vào những năm 20, 30 hay thậm chí 40 tuổi vẫn chưa biết mình thực sự là ai hay muốn chiến đấu vì điều gì. Bất cứ lúc nào cũng là thời điểm thích hợp để bạn tìm ra câu trả lời cho mình.

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA BẠN

Bước đầu tiên trong việc tìm ra sứ mệnh là xác định các giá trị của bản thân. Dù bạn có nhận ra hay không thì các giá trị vẫn luôn tồn tại, và bạn cần thừa nhận chúng mỗi khi lập kế hoạch hay ra quyết định.

Giả sử bạn coi trọng khoảng thời gian ở bên gia đình. Bạn nhận được một cơ hội việc làm rất tốt, nhưng nó đòi hỏi bạn phải làm hơn 70 tiếng mỗi tuần.

Dù kiếm được bao nhiêu tiền, bạn cũng sẽ cảm thấy vô cùng áp lực và bất mãn với công việc. Tại sao? Bởi nó xung đột với các giá trị của bạn. Một khi biết rõ những điều quan trọng nhất với mình thì bạn có thể sử dụng chúng để ra những quyết định sáng suốt hơn và sống một cuộc đời phi thường.

Chúng ta cần xác định những điều khiến bản thân thấy thực sự vui vẻ – những thời điểm mà, cả trong công việc lẫn cuộc sống cá nhân, bạn thấy thực sự tự tin, hạnh phúc, và đưa ra những lựa chọn tuyệt vời.

Để tìm ra giá trị của mình, bạn cần kiểm tra một vài khía cạnh mấu chốt trong cuộc đời mình. Điều này sẽ cho bạn một bức tranh thực tế về những giá trị của bản thân. Bài tập sau sẽ giúp bạn xác định các giá trị của mình.

Thời gian: Liệt kê năm hoạt động bạn dành nhiều thời gian nhất để thực hiện. Điều này rất quan trọng bởi mọi người dành thời gian cho những hoạt động họ thực sự thích, như thể thao, trượt tuyết, đánh cờ hoặc đan len.

Nếu không thể làm những việc đó thì nhiều khả năng bạn sẽ liên tục phàn nàn rằng mình không có đủ thời gian.

Năng lượng: Liệt kê năm hoạt động tiêu tốn của bạn nhiều năng lượng nhất cũng như những hoạt động truyền cho bạn nhiều năng lượng nhất. Khi làm điều mình thích, bạn sẽ tự nhiên cảm thấy ngập tràn năng lượng và adrenaline. Ngược lại, khi làm điều mình không thích, bạn sẽ cảm thấy năng lượng tụt xuống đến mức cạn kiệt.

Tiền bạc: Liệt kê năm cách bạn tiêu tiền. Sau thời gian và năng lượng, tiền bạc là nguồn lực quan trọng nhất mà bạn có. Các giá trị của bạn sẽ có ảnh hưởng lớn đối với cách bạn iêu tiền – chúng ta có xu hướng dốc hết sức kiếm tiền để trang trải cho những thứ mình thích. Một số người muốn được thỏa mãn tức thì và thường tiêu tiền vào những thứ hữu hình, có thể dùng ngay – giày dép, quần áo, đồ ăn… Mặt khác, có những người coi trọng sự an toàn và thường tiết kiệm hoặc đầu tư.

Tổ chức: Liệt kê năm lĩnh vực nơi bạn coi trọng tính tổ chức. Làm việc có tổ chức là một yếu tố quan trọng để đạt được thành công trong cuộc đời. Tuy nhiên, chúng ta thường dễ tổ chức và duy trì trật tự với những việc bản thân thích làm.

Một số câu hỏi khác bạn có thể xem xét là:

  • Mình sẽ làm nghề gì mà không quan tâm đến chuyện tiền bạc?
  • Ba hay năm điều mình hay nghĩ đến nhất là gì?
  • Ba hay năm điều mình hay nói đến nhất là gì?

Hãy nhìn vào câu trả lời của mình. Bạn có bắt đầu thấy một xu hướng không? Hãy nghĩ về lý do tại sao những điều này khiến bạn cảm thấy như thế. Có bất kỳ yếu tố nào làm tăng cảm giác hạnh phúc và tự hào của bạn không? Có những người nào khác giúp bạn đạt được thành công không? Bạn có từng cảm thấy mình đóng góp được điều gì, làm được những việc ý nghĩa, hay thuộc về nơi nào không?

Sản phẩm đã thêm vào giỏ
Trở Thành Phiên Bản Đỉnh Cao Của Bạn
HƠN 21.000 TỰA SÁCH HAYTuyển chọn bởi sachtinhtuyen.com
MIỄN PHÍ GIAO HÀNGTừ 200k ở HCM và 300k ở tỉnh khác
QUÀ TẶNG MIỄN PHÍTặng bookmark, bao sách miên phí
ĐỔI TRẢ NHANH CHÓNGHàng bị lỗi được đổi trả nhanh chóng
zalo-img.png