Elise Grilli có kể lại rằng: "Ngay khi tới Mỹ quốc, Tenshin viết cuốn Trà Đạo và trước khi in thành sách, ông đem ra đọc cho một nhóm văn nghệ nghe. Nhóm này thường tập hợp ở nhà bà Gardner, gồm một số ít phần tử thượng lưu trí thức có thể đồng tình với Tenshin phản đối sự ngộ hội về mặt tinh thần giữa Đông và Tây. Tác giả hình như cho rằng người ta coi đề tài của ông là một thứ bao tố, một thứ "nội hồng trong chén trà" : "Bất cứ người Tây phương trung lưu nào sống trong cách êm đềm tự mãn, tự túc cũng chỉ coi tiệc trà là một trường hợp của ngàn lẻ một những việc kì dị đã tạo thành cái tính kỳ cục và ngây thơ của Phương Đông..."
Cuốn sách này được truyền hết tay này sang tay khác và người đọc nào cũng có sẵn quan niệm cho rằng đấy là một bí quyết giúp cho họ hiểu biết những tư tưởng Đông phương, một bí quyết siêu xuất ra ngoài tên cuốn sách. Kiến thức và lòng trắc ẩn của Okakura, tính hài hước và khả năng tự xét, cái giọng tâm sự chua chát trong lối hành văn của ông đã lôi cuốn cho ông một số thính giả mà ông không thể ngờ nhiều đến như thế. Những lời chọn lọc thích đáng và lối trình bày đề tài một cách khéo léo gợi cảm của ông làm cho người đọc lúc đầu thì kỳ cục sau thích thú và cuối cùng thì thấy ham tìm hiểu biết. Về sau cũng có nhiều người khác viết về nghi thức uống trà của Nhật Bản một cách chủ quan hơn, nhưng riêng Okakura đã làm cho Tây phương thấy rõ quan niệm nhất trí về nghệ thuật và đời sống, về thiên nhiên và nhệ thuật hỗn hợp thành một điệu điều hòa của cuộc sinh hoạt hằng ngày, nó phát ra một giai âm gợi cảm trong một thế giới mà ai ai cũng băn khoăn tìm một lối thoát khỏi con đường quanh co khúc chiết đầy những sự phức tạp mà học đã lạc chân để bước tới.
(Trích dẫn trong bài GIỚI THIỆU của Bảo Sơn)