Ở phương Tây, ta thường nghĩ Hy Lạp và La Mã là hai đế chế giúp dẫn đến sự phát triển của thế giới hiện đại. Mặt khác, đế chế Mông Cổ và Thành Cát Tư Hãn không được các sử gia phương Tây chú ý nhiều. Trước khi cuốn sách Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại ra đời mỗi khi được nhắc đến, chủ đề này đều bị đặt trong một bối cảnh tiêu cực, với những câu chuyện về sự tàn bạo và hiếu chiến. Nhưng giáo sư nhân học nổi tiếng Jack Weatherford thuộc khoa Nhân chủng học của Đại học Macalester, Mỹ lại cho chúng ta một cái nhìn rất khác, về một Thành Cát Tư Hãn đã tạo nên thế giới hiện đại hơn chúng ta tưởng như thế nào.
Trong 25 năm, đội quân Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn lãnh đạo đã chinh phục được nhiều vùng đất và người dân hơn so với điều người La Mã đã làm suốt 400 năm. Ở hầu hết mọi quốc gia đặt chân tới, người Mông Cổ mang đến sự gia tăng chưa từng thấy trong giao tiếp văn hóa, mở rộng giao thương và làm nền văn minh nở rộ. Tiến bộ hơn hẳn so với phần còn lại của châu Âu hay châu Á, Thành Cát Tư Hãn đã bãi bỏ hình thức tra tấn, cho phép tự do tôn giáo và đập tan các hệ thống phong kiến đặc quyền đặc lợi của giới quý tộc. Từ câu chuyện về sự trỗi dậy của ông thông qua văn hóa bộ lạc với sự bùng nổ của nền văn minh mà Đế chế Mông Cổ mở ra, công trình lịch sử rực rỡ này có thể được xem như bản sử thi về cách thế giới hiện đại hình thành.
Câu chuyện về Thành Cát Tư Hãn và đế chế của ông rất thú vị và đáng để kể lại. Từ thời thơ ấu gian khó của Thành Cát Tư Hãn đến quá trình xây dựng đế chế thương mại đầu tiên, cho đến sự kết nối chặt chẽ với các lục địa châu Âu và châu Á, quyển sách Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại sẽ kể lại câu chuyện có thật về vị hoàng đế này.
Các giải thưởng mà cuốn sách Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại đạt được:
“Có rất ít thời gian để đọc khi tôi nhận công việc mới. Nhưng trong số ít những thứ đã đọc, cuốn sách yêu thích của tôi là Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Của Thế Giới Hiện Đại của Jack Weatherford. Nó đã miêu tả thành cát tư hãn dưới một góc nhìn hoàn toàn mới, cho thấy rằng ông là một nhà lãnh đạo tuyệt vời…” – Manmohan Singh, Thủ Tướng Ấn Độ
“Cuốn sách đọc như Iliad vậy…Vừa mang tính ký sự vừa mang tính sử thi.” – The Washington Post
“Khó có người nào với khởi đầu bất hạnh đến the lại có thể đạt đến những thành tựu lớn lao như vậy, ngoại trừ Chúa Jesu.” – Harper’s Magazine
Vó ngựa quân Mông Cổ đã làm toé nước mọi sông hồ từ Thái Bình Dương tới Địa Trung Hải [...] Khi kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn tràn qua thế kỷ mười ba, ông đã vẽ lại ranh giới của thế giới. Công trình của ông không phải bằng đá, mà là bằng các quốc gia [...] Đế chế của Thành Cát Tư Hãn liên kết và hợp nhất các nền văn minh quanh ông thành một trật tự thế giới mới.
Bằng cách đập vỡ hệ thống phong kiến coi trọng quyền lợi quý tộc và xuất thân, ông đã xây dựng một hệ thống mới và độc đáo dựa trên năng lực cá nhân, lòng trung thành và thành tích. Ông tập hợp những thị trấn buôn bán rời rạc và trì trệ dọc theo Con đường Tơ lụa và sắp xếp chúng thành khu vực thương mại tự do lớn nhất lịch sử. Ông cắt giảm thuế cho tất cả mọi người, và bỏ hẳn sưu thuế với bác sĩ, thầy dạy học, thầy tu và các cơ sở giáo dục. Ông thực hiện điều tra dân số đều đặn, và tạo ra hệ thống thư tín quốc tế đầu tiên. Đế chế của ông không tích trữ của cải và kho báu; trái lại, ông phân phát rộng rãi của cải thu được trong chiến đấu để chúng có thể quay lại thông thương. Ông thiết lập một bộ luật quốc tế và tuyên bố luật Thanh thiên Vĩnh hàng tối cao với mọi người dân. Vào thời điểm hầu hết vua chúa đều đặt mình lên trên pháp luật, Thành Cát Tư Hãn cương quyết rằng trước pháp luật vua chúa cũng chịu trách nhiệm bình đẳng như người chăn gia súc hèn kém nhất...
Trên mọi cấp độ và từ mọi phương diện, quy mô và phạm vi của những thành tựu của Thành Cát Tư Hãn thách thức các giới hạn của trí tưởng tượng và mọi phương pháp lý giải hàn lâm.
(Trích "Giới thiệu: Nhà chinh phục mất tích")