Để trở thành nhân viên giỏi chốn công sở ngày nay, bạn cần phải tạo ra những mối quan hệ có tính gắn kết cao với từng vị sếp, bất luận vị sếp đó tài năng, tồi tệ hay nằm đâu đó giữa hai thái cực ấy.
“Quản lí lỏng lẻo” - giao tiếp giữa quản lí và nhân viên thiếu hụt khiến bạn hoài nghi về khả năng làm việc của bản thân mình.
Trong tư tưởng của bạn, đã bao giờ trong quá trình làm việc bạn hoài nghi về bản thân. Điều gì đã xảy ra vậy? Có thể do bạn đã bị mất đi sự liên kết và giao tiếp với người quản lí của mình.
Ở khắp nghành nghề và mọi cấp độ tổ chức, có một dịch bệnh đang lan tỏa sâu rộng khiến người ta sửng sốt được gọi là “quản lí lỏng lẻo”. Nó trái ngược với quản lí chi tiết. Phần lớn mối quan hệ mang tính giám sát giữa nhân viên và sếp thiếu đi sự giao lưu cần thiết hằng ngày để duy trì vững chắc những cơ sở của việc quản lí: mục tiêu rõ ràng; nguồn lực cần thiết; theo dõi hiệu quả làm việc thực sự; ghi nhận và tưởng thưởng công bằng. Thực tế là, người quản lí trực tiếp của mình; rằng giao tiếp hai chiều là vô cùng thiếu hụt; và rằng nhân viên khiếm khi nhận được những hướng dẫn hằng ngày, nguồn lực, phản hồi và phần thưởng mà họ cần.
Khi những cố gắng và cống hiến của nhân viên dành cho công ty không được công nhận một cách xứng đáng và đúng lúc thì năng suất cũng như hiệu quả sẽ không thể duy trì được chỉ vì đam mê.
Khi Sếp quản lí lỏng lẻo, bạn là người phải trả giá
Bạn phụ thuộc vào cấp trên trực tiếp của mình hơn bất kì cá nhân nào khác trong việc đáp ứng của bản thân tại công sở, cũng như trong việc đối phó với bất kì vấn đề nào nảy sinh trong công việc. Sếp của bạn là điểm tiếp xúc của bạn. Nhưng còn hơn thế rất nhiều, mỗi ngày, sếp của bạn sẽ định hình trải nghiệm làm việc của bạn. Để trở thành một nhân viên luôn có hiệu quả làm việc cao, bạn cần những vị sếp cho bạn biết rằng mình quan trọng, công việc mình đang làm là quan trọng. Bạn cần nhữn vị sếp nêu rõ những kì vọng; người dạy bạn phương thức làm việc hiệu quả nhất; người cảnh bsao bạn về những cạm bẫy; người giúp bạn giải quyết những vấn đề nhỏ nhặt trước khi chúng mưng mủ và phát triển; và người sẽ tưởng thưởng khi bạn nỗ lực vượt ngoài kì vọng. Bạn muốn bạn giành được những gì bạn cần và muốn từ công việc, từng bước trên con đường bạn đi.
Khả năng quản lí những mối quan hệ này của bạn sẽ có tác động lớn nhất tới hiệu quả làm việc, thành tích, tinh thần và khả năng giành được sự ghi nhận cũng như phần thưởng cho những đóng góp của bạn. Bạn cần những vị sếp mạnh mẽ, và bạn sẽ phải giúp họ trở thành người như vậy. Điều đó có nghĩa là bạn phải nắm quyền kiểm soát và bắt đầu quản lí sếp của mình. Bạn cần phải chịu trách nhiệm cho vai trò và cách ứng xử của mình trong từng mối quan hệ mang tính quản lí với mỗi vị sếp của mình.
Sếp chính là chìa khóa giúp bạn có được những gì bạn cần để sống sót và thành công trong công việc, vậy nên bạn cần một chiến lược để quản lí sếp của mình, cũng như những chiến thuật thiết thực, có hiệu quả trong một thế giới đầy ắp những mối quan hệ thẩm quyền phức tạp, thường xuyên dịch chuyển.
4 điều cơ bản bạn phải “lấy”được từ sếp
7 bước căn bản để “quản lí sếp”
Hãy dành cho mình một quỹ thời gian để đọc 10 chương của “Quản lí Sếp Ok thôi!”, những kiến thức bạn thu được chắc chắn sẽ không khiến bạn hối hận đâu. Trở thành nhân viên giỏi không còn là điều quá xa vời.