"HBR On - Nền Tảng Và Hệ Sinh Thái Trong Chiến Lược Kinh Doanh" gồm các bài viết xoay quanh nội dung tạo ra giá trị cho doanh nghiệp với các nền tảng kinh doanh và hệ sinh thái, hãy đọc 10 bài viết này. Cuốn sách cung cấp những kiến thức mới mẻ giúp bạn gặt hái thành quả từ các nền tảng đa mặt (MSP) —hoặc bảo vệ công ty của bạn trước những đối thủ đáng gờm này.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn:
Cuốn sách có gì đặc biệt
1. Độc giả mà cuốn sách hướng tới là những ai? Họ cần giải quyết những công việc gì?
Cuốn sách này hướng đến những nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp.
2. Độc giả mục tiêu lo lắng (đau đớn về) điều gì? Họ mong muốn điều gì? (Hoặc nỗi đau được mô tả/đề cập trong cuốn sách là gì? Tóm tắt nội dung)
3. Tại sao độc giả nên đọc cuốn sách này? Cuốn sách đem đến giá trị gì để giải quyết những lo lắng (đau đớn) của độc giả? (Hoặc tác giả đã giải quyết/đề xuất biện pháp gì để giải quyết nỗi đau trong cuốn sách?)
4. Cuốn sách đem đến cho khách hàng những giá trị gia tăng gì ngoài mong đợi của họ?
5. Câu chuyện (nội dung) nào có thể thu hút/hấp dẫn khách hàng trong 10 giây đầu tiên?
Khi các giám đốc điều hành của Toys “R” Us ký một thỏa thuận “độc quyền” 10 năm với Amazon vào năm 2000, họ coi thỏa thuận này là giải pháp hoàn hảo cho một thử thách rắc rối: làm thế nào để thiết lập một doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến nhằm thống trị danh mục sản phẩm và thu về lợi nhuận càng sớm càng tốt. Từng phải vật lộn để xây dựng mảng kinh doanh trực tuyến của riêng mình, Toys “R” Us tin rằng công ty cần có những hiểu biết sâu sắc về internet và các kỹ năng hoàn thiện đơn hàng của Amazon. Công ty đồng ý trả cho Amazon 50 triệu đô-la mỗi năm cộng với phần trăm doanh số bán hàng trực tuyến của nhà bán lẻ đồ chơi để đổi lấy việc Amazon xây dựng và điều hành cửa hàng ảo Toys “R” Us trên trang thương mại điện tử của họ. Chưa đầy bốn năm sau, thỏa thuận này đã trở thành một khoản thua lỗ cho Toys “R” Us và công ty đã kiện Amazon, đòi bồi thường 200 triệu đô-la.
Toys “R” Us đã sai ở đâu? Để thúc đẩy tăng trưởng và lợi nhuận của công ty, Amazon đã tuyển dụng các bên thứ ba quy mô nhỏ để bán đồ chơi và trò chơi trực tiếp thông qua chính trang web của mình. Trong một cuộc đấu tố tại tòa án kéo dài hai năm, Toys “R” Us lập luận rằng Amazon đã vi phạm thỏa thuận độc quyền và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đã làm ảnh hưởng đến doanh số bán hàng trực tuyến của họ. Amazon cố gắng biện minh cho hành động của mình bằng cách cho rằng các nhà buôn khác đang giải quyết nhu cầu của khách hàng mà Toys “R” Us không thể hoặc sẽ không đáp ứng được. Cuối cùng, tòa án phán quyết rằng Amazon đã vi phạm thỏa thuận; điều đó cho phép các công ty cắt đứt mối quan hệ của họ nhưng không bồi thường thiệt hại cho Toys “R” Us.