Trong bài mở đầu, tác giả đã giới thiệu cho bạn đọc về sự khác biệt giữa nền đạo học Đông phương và triết học Tây phương, những sắc thái dị biệt giữa nền giáo lý Ấn Độ và giáo lý Trung hoa.
Nội dung sách được chia thành 5 chương:
Chương I: Diễn trình của tư tưởng Trung quốc - 4 thời kỳ - Thời kỳ triết học và giáo lý cổ đại (221 trước Tây lịch) - Thời kỳ triết học trung thế (221 trước Tây lịch đến 907 sau Tây lịch) - Thời kỳ triết học cận đại (907 - 1911) - Thời kỳ triết học hiện đại (1911 - 1949).
Chương II: Nền đạo học nguyên thủy Trung Hoa - Khổng Tử với nền dịch học, một cửa ngõ tri thức để đi vào đạo học - Lão tử với nền giáo lý của Đạo đức kinh - Trang tử và bộ Nam hoa kinh - Liệt tử và bộ Trung hoa chân kinh.
Chương III: Phái Thiền tông Trung quốc - Diễn trình thành lập của phái Thiền tông - Tiểu sử của 6 vị tổ: Bồ Đề Đạt Ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoàng Nhẫn, Huệ Năng - Nam tông của Huệ Năng và Bắc tông của Thần Tú - Sự suy kém dần của Bắc tông và sự xương thạnh của Nam tông - Nam tông phân phái - 5 phái Thiền của Trung quốc: Lâm tế, Qui ngưỡng, Tào động, Vân môn, Pháp nhãn - Sơ lược về những chiều hướng của phái Lâm tế và Tào động.
Chương IV: Sự chuyển hướng trong giáo lý cũng như trong tác phong sinh hoạt và tu luyện từ thời Đạt Ma đến Huệ Năng - Những bài thuyết pháp của Huệ Khả - Bài kệ Tín tâm minh của Tăng Xán - Giáo lý của Đạo tín và Hoàng nhẫn - Bộ Pháp bảo đàn kinh của Huệ Năng.
Chương V: Nghệ thuật chỉ điểm cùng kỹ thuật thai nghén trạng thái satori - Thế nào là lối hạch hỏi trắc nghiệm? - Thế nào là công án và ác bổng? - Thiền công án hay quán thoại đầu - Tác dụng của công án và ác bổng - Trạng thái satori là thế nào? - Vài cách phân loại công án.