SAU nhiều thế kỷ chịu đô-hộ, sản phẩm võ thuật ngoại lai đầy rẫy trên quê hương, làm cho nền võ cổ-truyền Việt-Nam hầu như bị quên lãng.
Luận về võ-học, thì võ-học nào cũng có những tuyệt-kỹ riêng biệt, chúng tôi không bao giờ dám chê bai, nhưng chúng tôi có quyền trách móc. Tại sao chúng tôi trách móc?
Như trên đã lạm bàn, dân-tộc Nhật-Bản, Đại-Hàn, Trung-Hoa v.v. đều có môn quốc-võ của họ. Còn dân tộc Việt-Nam? Võ-học Việt-Nam cũng chẳng kém ai, thế sao võ-sinh Việt-Nam lại phải múa may bằng những quyền cước ngoại-lai?
Trong hơn hai thế kỷ, nhân dân ta đã đau xót trước sự chia xẻ quốc-gia Chúa Trịnh ở xứ Bắc, Chúa Nguyễn ở phương Nam. Nhà Tây-Sơn nhờ tài trí siêu quần của Nguyễn-Huệ vị hoàng đế lừng danh lịch sử Việt-Nam đã có công phá tan quân Thanh xâm lăng thống nhất giang-sơn, thực là sự-nghiệp vô cùng vẻ vang của người anh hùng áo vải núi Tây-Sơn.
Lịch-sử một thời vàng son đã cho thấy một Quang-Trung oai hùng, một dân-tộc Việt-Nam đủ sức vươn vai dưới một vòm trời.
Người Việt-Nam hiên ngang tự-vệ bằng võ Việt-Nam, phát-huy được tinh thần dân tộc, nên tôi muốn nhấn mạnh:
“VÕ HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT-NAM KHÔNG THỂ BỊ BỎ QUÊN”
Nền võ học này bao gồm các bộ pháp như sau:
Trong phạm-vi nhỏ hẹp của cuốn sách nầy, chúng tôi muốn cô-đọng lại những tinh-hoa tuyệt-kỹ của võ-thuật Bình-Định với niềm ao ước phục hưng nền võ học Việt-Nam.
Dù sao chúng tôi cũng rất mong được đón nhận những ý kiến xây-dựng của quý vị cao-minh để sách nầy được hoàn hảo hơn trong lần tái bản.
Trích "Thay lời tựa"
Võ-Sư XUÂN-BÌNH.
Sáng-lập viên, Nghiên-cứu và phổ-biến.
Tổng-hội võ-học Việt-Nam.